Tại sao gia chủ nên cúng động thổ xây nhà?
Rất nhiều người đặc biệt các bạn trẻ tỏ ra băn khoăn vì sao nên làm lễ động thổ. Vậy tại sao cúng động thổ là một điều không thể thiếu trước khi chính thức khởi công xây nhà? Cùng chúng tôi tìm hiểu về nguồn gốc của lễ cúng động thổ và ý nghĩa của việc cúng động thổ đến sức khỏe, tài lộc, của gia chủ.
Nguồn gốc của lễ cúng động thổ
Lễ động thổ có nguồn gốc từ Trung Hoa bắt đầu từ năm 113 Trước Công Nguyên dưới thời vua Vũ Hán Đế. Lễ động thổ hay còn gọi là lễ cúng thần đất. Người tổ chức sẽ chuẩn bị lễ và sớ để báo cáo và dâng lên thần đất. Hiện nay, trong các buổi lễ động đất xây nhà người chủ trì nghi lễ sẽ sử dụng quốc để lấy một cục đất và đặt lên bàn cúng nhằm xin Thổ Thần cho phép gia chủ động đất xây dựng.
Nghi lễ động thổ của công trình xây dựng
Ý nghĩa động thổ đối với gia chủ
Nghi lễ động thổ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với gia chủ, trình báo với Thổ Thần, với các vong linh đang sống trên mảnh đất bạn muốn xây nhà có thể hoan hỷ dời đi nơi khác. Cúng động thổ xây nhà giúp quá trình xây nhà nhanh chóng thuận lợi, đồng thời giúp gia chủ làm ăn phát đạt, sức khỏe dồi dào. Đây là quan niệm đã có từ ngàn đời xưa được người Việt đặc biệt tôn trọng.
Chuẩn bị lễ cúng động thổ xây nhà
Cúng động thổ là nghi lễ xuất phát từ tâm của gia chủ nhưng theo kinh nghiệm từ xa xưa không thể thiếu những đồ lễ sau:
- Một con gà trống luộc (chọn gà trống tơ, mào đẹp đỏ)
- Ba quả trứng gà, ba con tôm luộc
- Một miếng thịt lợn luộc
- Một chén muối và một chén gạo
- Ba chén nước trà và 1 chén rượu trắng
- Một mâm ngũ quả
- Một bình hoa cúc
- Hai cây đèn cầy
- Nhang, bánh kẹo và tiền vàng mã
- Một đĩa xôi và một nồi cháo trắng
Bên cạnh đó, rất nhiều gia chủ có điều kiện khá giả cũng có thể chuẩn bị các đồ lễ như đầu heo, trâu, bò,… Ngoài ra, còn tùy thuộc theo nghi lễ cúng động thổ từ những vùng miền khác nhau để chuẩn bị lễ vật phù hợp. Nói chung, đồ lễ sẽ tùy vào từng địa phương, từng thầy cúng sẽ có cách sắp lễ khác nhau.
Các bước tổ chức lễ cúng động thổ
Trước thần linh, chúng ta không thể tiến hành nghi lễ một cách tùy tiện được. Nghi lễ cúng động thổ xây nhà từ xưa được tiến hành theo 3 bước sau:
Bước 1: Chọn ngày giờ tổ chức lễ cúng động thổ
Trước khi tiến hành nghi lễ, việc lựa chọn ngày giờ để tiến hành là vô cùng quan trọng. Bạn nên tìm các thầy để xem đâu là ngày tốt, giờ tốt phù hợp với tuổi và mệnh của gia chủ.
Lựa chọn ngày giờ tiến hành cúng lễ động thổ
Thông thường nếu gia đình xây nhà, thì thường lấy ngày giờ theo độ tuổi của người vợ, nếu tuổi người vợ không hợp thì có thể dựa theo người hợp tuổi xây nhà trong gia đình. Đối với các công trình thi công, bạn có thể lựa chọn người hợp tuổi để lựa ngày giờ, đây còn được gọi là cách mượn tuổi. Đôi khi cũng có những nơi lựa chọn tuổi người chồng để xây nhà.
Bước 2: Sắp xếp mâm cúng động thổ
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ vật, gia chủ sẽ tiến hành sắp xếp mâm cúng theo thầy. Trong quá trình cúng, gia chủ nên cử một người để hỗ trợ thầy trong quá trình tổ chức nghi lễ.
Bước 3: Tiến hành nghi lễ động thổ
Có 2 loại cúng động thổ gồm: cúng động thổ cho gia chủ và cúng động thổ cho công trình xây dựng. Cụ thể như sau:
Cúng đông thổ xây nhà
Gia chủ sẽ an bài mâm lễ cúng động thổ ở vị trí giữa khu đất bạn muốn động thổ. Sau đó tiến hành thắp 2 cây đèn cầy đã chuẩn bị ở hai bên và đốt 7 cây nhang nếu gia chủ là nam, và 9 cây nhanh nếu gia chủ là nữ. Sau đó người chủ trì sẽ bắt đầu đọc bài văn khấn lễ cúng động thổ. Sau khi đọc xong bài văn khấn gia chủ sẽ bổ nhát cuốc đầu tiên lên mảnh đất sau đó thợ xây nhà sẽ bắt đầu đào từ nhát cuốc đầu tiên mà gia chủ đã bổ xuống.
Lễ động thổ cho gia chủ
Cúng động thổ cho công trình xây dựng
Đối với cúng động thổ xây nhà cho các công trình xây dựng, các công việc cũng được tiến hành tương tự như cúng động thổ cho gia chủ. Tuy nhiên, ngoài việc khấn thần Đất, Thổ Địa, cần phải khấn thêm tổ Lỗ Ban (ông tổ nghề xây dựng).
Mâm lễ động thổ cho thi công công trình xây dựng
Sau khi nhang tàn, người được mượn tuổi sẽ đặt viên gạch đầu tiên cho công trình xây dựng và các người thợ khác sẽ bắt đầu xây từ viên gạch đã đặt. Bên cạnh đó, sau khi hoàn thành nghi lễ, người chủ trì sẽ đổ rượu nước ra công trình, đốt giấy vàng mã, rải muối gạo, phát lộc,… tuyệt đối không mang lễ về nhà.
Những điều gia chủ cần lưu ý khi tổ chức lễ cúng động thổ nhà
Khi cúng động thổ xây nhà, gia chủ cần đặc biệt lưu ý đến những vấn đề sau:
- Những người tham gia nghi lễ trang phục phải đoan chính, chỉnh tề, không mặc váy ngắn, áo cộc khi cúng lễ.
- Thắp hương và vái bốn phương tám hướng để báo cáo trời đất và các linh hồn.
- Trong quá trình khấn, quay về mâm lễ để khấn. Khấn thành tâm, đọc ra thành chữ khi cúng lễ.
- Tuyệt đối không lựa chọn người phạm vào năm Hoang Ốc và Kim Lâu vì đây là 2 năm tuổi kỵ động thổ và xây nhà.
Trang phục của người tham gia phải đoan chính và chỉnh tề
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về việc cúng động thổ xây nhà. Hy vọng, qua những chia sẻ này, độc giả sẽ hiểu hơn về nghi lễ cúng động thổ. Cũng như cách thức chuẩn bị mâm cúng động thổ và các bước tiến hành lễ động thổ để được Thần Đất che chở và bảo hộ.
Đặt mâm cúng động thổ ở đâu giá rẻ, uy tín, chất lượng?
Dịch vụ đặt mâm cúng Online tại Mâm Cúng Việt sẽ đảm bảo cho quý khách hàng dịch vụ trọn gói, tận tâm, uy tín, chất lượng. Giao hàng tận nhà tại HCM, Đồng Nai, Bình Dương. Miễn phí ship.
Phần kế tiếp kính mời quý khách tham khảo một số mâm cúng cùng giá cả của dịch vụ đặt mâm cúng việt - MamCungViet.com