CÚNG ĐẦY THÁNG CHO BÉ GÁI CHUẨN CHỈNH BA, MẸ CẦN BIẾT

Theo dân gian, việc cúng Đầy Tháng cho bé sẽ giúp mang đến nhiều phước lành cho bé trong giai đoạn phát triển đầu đời. Mâm lễ cúng Đầy Tháng bé trai và bé gái tùy vào vùng miền mà có sự khác biệt, sau đây là những lễ vật chuẩn cần có trong mâm cúng đầy tháng cho bé.

Cúng đầy tháng bé gái là gì?


Cúng đầy tháng bé gái là lễ cúng tạ ơn các bà mụ khi bé nhà tròn 1 tháng tuổi. Các bà mụ ở đây gồm 12 bà mụ tiên nương và 1 bà mụ chúa. Tục lệ này có nguồn gốc từ hình thức tín ngưỡng dân gian mang đậm dấu ấn tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt.
Ngày nay lễ cúng mụ khi đầy tháng vẫn được các gia đình duy trì như một nét văn hóa đẹp của truyền thống.

/fileuploads/Product/Content/Avatar/93efcaca1fbf465cb9f6340ef3c5b9a3.jpeg

Trong ngày đầy tháng này các gia đình sẽ chuẩn bị một mâm lễ cúng đầy đủ để dâng lên tạ ơn các bà mụ đã che chở cho bé trong suốt thời gian từ lúc trong bụng mẹ, đồng thời cũng xin các bà mụ tiếp tục che chở và phù hộ cho bé trong những ngày tháng tiếp theo.
Chính vì thế lễ cúng đầy tháng bé gái còn gọi là lễ cúng bà mụ. Các bà mụ này gồm có 12 bà mụ tiên nương và 1 Bà mụ chúa (có nơi thì quan niệm là 12 bà mụ và 3 đức ông) gồm có:

⦁ Chú sanh ( mụ bà Trần Tứ Nương) coi việc sinh đẻ;
⦁ Chú thai (mụ bà Vạn Tứ Nương) coi việc thai nghén;
⦁ Thủ thai (mụ bà Lâm Cửu Nương) coi việc thụ thai;
⦁ An thai (mụ bà Lâm Nhất Nương) coi việc chăm sóc bào thai;
⦁ Chú nam nữ (mụ bà Lưu Thất Nương) coi việc nặn hình hài nam, nữ cho các đứa bé;
⦁ Chuyển sanh (mụ bà Lý Đại Nương) coi việc chuyển dạ;
⦁ Hộ sản (mụ bà Hứa Đại Nương) coi việc khai hoa nở nhụy;
⦁ Giám sanh (mụ bà Nguyễn Tam Nương) chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ.
⦁ Dưỡng sanh (mụ bà Cao Tứ Nương) coi việc ở cữ;
⦁ Tống tử (mụ bà Mã Ngũ Nương) coi việc ẵm bồng con trẻ;
⦁ Bảo tống (mụ bà Tăng Ngũ Nương) chăm sóc trẻ sơ sinh;
⦁ Bảo tử (mụ bà Trúc Ngũ Nương) coi việc giữ trẻ;
Ngoài 12 bà mụ tiên nương kể trên thì còn Bà mụ chúa (có nơi thì cho rằng 3 đức ông).

Cách tính đầy tháng cho bé

Lễ đầy tháng ở Việt Nam được tính theo âm lịch. Theo ông bà xưa, nếu cúng đầy tháng cho bé gái thì lễ cúng sẽ lùi 2 ngày so với ngày sinh âm lịch. Chẳng hạn, nếu bé chào đời vào ngày 10 tháng 11 âm lịch thì sẽ cúng đầy tháng vào ngày 8 tháng 12 âm lịch. Giờ thực hiện cúng đầy tháng thường vào sáng sớm hoặc chiều tối.

Cách chuẩn bị mâm cúng đầy tháng bé gái đơn giản

Dù là các bậc cha mẹ tổ chức buổi lễ cúng đầy tháng cho bé gái đơn giản hay hoành tráng thì cũng cần chuẩn bị những thứ quan trọng không thể thiếu trong mọi buổi lễ cúng đầy tháng. Những lễ vật cúng đầy tháng bé gái thường bao gồm:

/fileuploads/Product/Content/Avatar/407b3b67f2504f57b6dc899baa2694fd.jpeg
⦁ Xôi gấc.
⦁ Chè viên (chè trôi nước).
⦁ Gà trống hoặc vịt luộc (cúng chay không cần).
⦁ Hoa tươi.
⦁ Trái cây tươi.
⦁ Trầu têm cánh phượng.
⦁ Đèn cầy.
⦁ Trà, rượu.
⦁ Bộ giấy cúng bà mụ.
⦁ Tiền vàng mã.
Ngoài ra có thể cúng thêm heo quay, bánh kẹo, nước ngọt… Nói chung mâm cúng đầy tháng cho bé gái cũng giống như cho bé trai, chỉ khác là sử dụng chè trôi nước, còn lễ bé trai dùng chè đậu trắng.
Cúng 12 bà Mụ
⦁ 12 chén chè (tùy theo vùng miền: cúng đày tháng cho bé gái người Nam hay cúng chè trôi nước, người Bắc cúng chè tàu soạn, người Huế cúng chè đậu xanh).
⦁ 12 đĩa xôi (tùy theo vùng miền: người Nam hay cúng xôi gấc, người Bắc cúng xôi vò, người Huế cúng xôi đậu xanh).
⦁ 12 chén cháo (có thể là cháo gà); Các loại bánh dành cho trẻ con xếp thành 12 đĩa.
⦁ 2kg thịt quay, bánh hỏi chia làm 12 đĩa; 12 ly rượu nhỏ.
⦁ 12 miếng trầu têm cánh phượng.
⦁ 12 ly nước.
⦁ 12 cây đèn cầy.
⦁ 12 đôi hài giấy.
⦁ 12 bộ áo giấy.
Cúng Đức ông và 3 đức thầy
⦁ 1 con gà trống luộc (nên cúng chay).
⦁ 1 đĩa xôi lớn.
⦁ 1 tô chè (trôi nước hoặc chè đậu).
⦁ 1 đĩa trái cây.
⦁ 1 bình hoa tươi.
⦁ 1 chén gạo.
⦁ 1 chén muối.
⦁ 3 miếng trầu têm cánh phượng.
⦁ 3 ly trà.
⦁ 3 ly rượu.
⦁ 1 đôi hài giấy (to hơn của 12 bà mụ).
⦁ 1 bộ áo giấy (to hơn của 12 bà mụ).
⦁ 1 bộ giấy cúng bà mụ (giấy bình an, mẹ sanh mẹ độ, tiền vàng mã).

Cách xếp bàn cúng đầy tháng bé gái

/fileuploads/Product/Content/Avatar/03012f8a6b324d978495a3d223508032.jpeg

Đồ lễ cúng đầy tháng cho trẻ sẽ được xếp trên hai bàn: một bàn nhỏ xếp phía trên để bày lễ vật cúng kính Đức ông. Bàn lớn còn lại bày lễ vật cúng kính 12 bà Mụ. 2 bàn trên và bàn dưới cách nhau 10 phân.
Mâm cúng được sắp xếp theo nguyên tắc “Đông bình Tây quả” tức là ở phía đông đặt bình bông còn phía tây đặt lễ vật. Lưu ý, các mâm này phải được bài trí thật cân đối và đầy đủ các lễ vật đã nêu.
Trước đây phong tục cúng sẽ chia thành 2 bàn rõ rệt là bàn 12 mà mụ tiên nương riêng và bàn bà mụ chúa ở riêng (thường ở cao hơn cỡ 1 tấc). Nhưng ngày nay để rút gọn lại thì các gia đình bày chung 1 bàn.
Nghi thức cúng đầy tháng cho bé gái
Trước khi cho bé ra mắt gia đình họ hàng là nghi thức cúng, tạ ơn ông bà. Bà nội hoặc bà ngoại sẽ là người đứng ra thắp nhang và khấn vái, để tỏ lòng biết ơn tôn kính đối với các bậc bề trên.
Gia đình sắp xếp mâm cúng ở trong nhà, mọi người đã đến đông đủ thì người lớn trong nhà sẽ bắt đầu nghi lễ thường là vào sáng sớm hoặc buổi chiều

Nếu gia đình không có thời gian chuẩn bị lễ cúng cho bé có thể tham khảo các bên dịch vụ để có thể chuẩn bị cho bé 1 buổi lễ cúng đầy tháng một cách chỉnh chu và đầy đủ nhất nhé!

Trải nghiệm dịch vụ trọn gói tại Mâm Cúng Việt với nhiều tiện ích như:
- Mâm cúng đầy đủ lễ vật, chỉnh chu nhiều sự lựa chọn.
- Đa dạng kênh tư vấn Zalo, Fanpage, Hotline....
- Quà tặng đặc biệt theo đơn hàng.
- Đặt hàng nhanh chóng, tiết kiệm.
- Giao hàng tận nơi, bày mâm đẹp.
- Cùng nhiều chính sách gia tăng lợi ích cho khách hàng.
Rất nhiều khách hàng đã đặt và để lại những phản hồi tích cực. Còn chần chờ gì mà không liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để trải nghiệm dịch vụ trọn gói!
www.mamcungviet.com
Tổng đài: 0979 870 470
Hotline/Zalo: 0903875877
Email: mamcungviet@gmail.com

#đầy_tháng
#thôi_nôi
#cúng_căn
#cúng-đốt
#khai_trương
#nhà_mới
#động_thổ
#xe_mới
#nhập_trạch
#mùng 5_5

Bài viết hay? Hãy chia sẻ bài viết này nhé:
Bình luận từ khách hàng

Có thể bạn quan tâm