Trước khi dọn vào nhà mới, người Việt Nam thường thực hiện nghi lễ cúng nhập trạch để báo cáo với Thần Linh, Thổ Địa cai quản ở vùng đất đó. Nghi lễ này có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ thể hiện lòng thành kính đối với Thần Linh mà còn thể hiện mong muốn về một cuộc sống mới tốt đẹp, suôn sẻ hơn. Trong bài viết này, Mâm Cúng Việt sẽ hướng dẫn quý độc giả chuẩn bị mâm cúng nhập trạch, (mâm cúng nhà mới, mâm cúng tân gia) về nhà mới chu đáo nhất.
Lễ nhập trạch có ý nghĩa gì?
Lễ nhập trạch (hay còn được gọi là cúng nhập trạch) là một nghi lễ có từ rất lâu của người dân Việt Nam. Nghi lễ này thường được thực hiện khi bạn muốn chuyển tới sinh sống ở một ngôi nhà mới xây dựng. Hiểu một cách đơn giản, lễ nhập trạch chính là nghi thức thông báo, trình diện với Thần Linh, Thổ Địa ở ngôi nhà đó.
Từ ngàn xưa, cha ông ta đã cho rằng mỗi vùng đất, mỗi khu vực đều có những vị Thần Linh cai quản. Chính vì thế việc trình diện, xin phép khi dọn đến nhà mới là điều hoàn toàn cần thiết. Thực hiện nghi lễ nhập trạch còn thể hiện lòng thành kính của gia chủ đối với các vị Thần Linh, Thổ Địa, cũng như thể hiện mong ước được các vị Thần che chở và phù hộ để có được một cuộc sống thuận hòa, êm ấm, suôn sẻ tại ngôi nhà mới.
Mâm cúng nhập trạch gồm những gì?
Mâm cúng nhập trạch (hay còn gọi là mâm cúng về nhà mới) sẽ thể hiện cho lòng thành kính của gia chủ đối với các bậc Thần Linh. Chính vì vậy, dù ở vùng miền nào, dù gia đình có điều kiện hay không thì mâm lễ này cũng cần được chuẩn bị đầy đủ, cẩn thận nhất.
Thông thường, lễ vật cúng về nhà mới sẽ bao gồm mâm hương hoa, ngũ quả và mâm lễ mặn. Cụ thể, các lễ vật này gồm có:
Mâm cúng nhập trạch nhà mới - mâm hương hoa, ngũ quả
- 5 loại trái cây tươi ngon theo vùng miền hoặc theo mùa được sắp xếp một cách đẹp mắt
- 1 bình hoa tươi, thường là hoa hồng, hoa huệ, hoa đồng tiền, hoa dơn...
- 1 cặp đèn cầy đỏ
- 3 miếng trầu đã têm
- Vàng mã
- 3 hũ nhỏ đựng muối, gạo, nước...
Mâm cúng về nhà mới - mâm lễ mặn
- 1 bộ tam sên gồm 1 miếng thịt luộc, 1 quả trứng luộc và 1 con tôm luộc
- 1 con gà luộc (để nguyên con)
- Xôi
- Cháo
- 1 mâm cơm khác có các món theo từng vùng miền, địa phương
- Ngoài ra còn có thêm 3 ly trà, 3 ly rượu và 3 điếu thuốc lá
Tùy theo từng gia đình mà bạn có thể lựa chọn cúng cỗ mặn hoặc cỗ chay đều được.
Những lưu ý khi thực hiện lễ nhập trạch
- Trước khi thực hiện lễ nhập trạch, chủ nhà cần đốt lò than và đặt ở ngay cửa ra vào, sau đó chủ nhà sẽ bước qua lò than này để đi vào nhà đầu tiên (bước chân trái trước và chân phải sau). Trên tay chủ nhà có cầm theo bát hương, bài vị gia tiên...
- Sau đó, các thành viên khác cũng lần lượt bước theo và mang các đồ thờ cúng cùng 1 chiếc chiếu (hoặc chiếc đệm) đang sử dụng, bếp nấu. Lưu ý không ai được đi tay không.
- Khi bước vào nhà mới, điều đầu tiên mà bạn nên làm là mở tất cả các cánh cửa. Đây là việc làm có ý nghĩa cho việc khai thông khí, đánh thức ngôi nhà, sau đó là bật tất cả điện trong ngôi nhà lên.
- Khi chuyển nhà nên chuyển vào buổi sáng, trưa hoặc chiều tùy vào giờ tốt, hợp với gia chủ. Tuy nhiên bạn cần lưu ý là không nên chuyển tối.
- Sau khi thực hiện xong lễ nhập trạch, bạn nên giữ lại 3 hũ nước, gạo, muối để đặt lên bàn thờ Táo quân...
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về việc cúng về nhà mới. Hy vọng, qua những chia sẻ này, độc giả sẽ hiểu hơn về nghi lễ cúng tân gia nhà mới. Cũng như cách thức chuẩn bị mâm cúng nhà mới và các bước tiến hành lễ về nhà mới để được Thần Đất che chở và bảo hộ.
Đặt mâm cúng nhà mới ở đâu giá rẻ, uy tín, chất lượng?
Dịch vụ đặt mâm cúng Online tại Mâm Cúng Việt sẽ đảm bảo cho quý khách hàng dịch vụ trọn gói, tận tâm, uy tín, chất lượng. Giao hàng tận nhà tại HCM, Đồng Nai, Bình Dương. Miễn phí ship.
Phần kế tiếp kính mời quý khách tham khảo một số mâm cúng cùng giá cả của dịch vụ đặt mâm cúng việt - MamCungViet.com